您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Farense vs Nacional, 22h30 ngày 9/2: Tận dụng lợi thế
NEWS2025-02-12 17:38:05【Kinh doanh】9人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 09/02/2025 05:25 Bồ Đào Nha trực tiếp giải bóng đá ngoại hạng anhtrực tiếp giải bóng đá ngoại hạng anh、、
很赞哦!(933)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Sociedad vs Espanyol, 0h30 ngày 10/2: Chờ đợi bất ngờ
- Tài tử Lý Hùng vi vu khắp nước Mỹ
- Fan nữ mặc hở giữa trời đông xem concert 'Anh trai say hi'
- Lò dạy làm lãnh đạo trẻ
- Nhận định, soi kèo Antalyaspor vs Istanbul Basaksehir, 22h59 ngày 9/2: Sa lầy
- Loạn như thu tiền trường
- Lạc lối trên những đồi cỏ hồng ở Đà Lạt
- Cơ hội đặc biệt cho các bạn trẻ yêu thích kinh tế
- Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Western Sydney, 15h35 ngày 8/2: Tiếp tục gieo sầu
- Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh gây mưa rét
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Lazio vs Monza, 21h00 ngày 9/2
Đừng để cô đơn 'nuốt chửng' người trẻ
Ảnh cưới của Quách Thành Danh và bà xã kém 8 tuổi (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
"Sau nhiều lần dời tới dời lui, đám cưới cuối cùng cũng được tổ chức. Chúng tôi ấp ủ ý định này nhiều năm nay. Nhiều lúc muốn tổ chức đám cưới nhưng vợ mang thai, rồi trì hoãn vì đại dịch Covid-19.
Đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời tôi. Đặc biệt, sau 12 năm bên nhau, chúng tôi mới tổ chức đám cưới nên có nhiều điều muốn làm để bữa tiệc đặc biệt hơn", Quách Thành Danh nói với phóng viên Dân trí.
Đám cưới của Quách Thành Danh sẽ diễn ra trong khuôn viên sân vườn của biệt thự. Nam ca sĩ hạn chế số lượng khách mời, dự kiến đặt 20 bàn tiệc và dựng sân khấu để biểu diễn ca nhạc.
"Với tôi, đám cưới là tiệc dành cho người thân. Tôi mời những người thực sự thân thiết tới dự. Không gian sân vườn ở biệt thự cũng phù hợp để tổ chức những hoạt động sau lễ cưới như tiệc hồ bơi, hát hò", Quách Thành Danh nói.
Quách Thành Danh và vợ tổ chức đám cưới sau nhiều lần trì hoãn (Ảnh: Facebook nhân vật).
Nam ca sĩ cũng cho biết từ khi quyết định về Việt Nam sống và xây biệt thự hồi hè 2022, anh đã lên ý tưởng về một đám cưới tổ chức ở nhà riêng.
"Ngoài công năng để các thành viên trong gia đình ở, biệt thự này cũng được xây dựng với mục đích tổ chức đám cưới. Tôi xây biệt thự tặng vợ sau những hy sinh cô ấy dành cho gia đình. Villa rộng rãi cũng giúp tôi có không gian riêng tư để mời bạn bè thân thiết đến dự một bữa tiệc đáng nhớ.
Các con tôi vô cùng háo hức về đám cưới của ba mẹ, về sự kiện đặc biệt của gia đình. Tôi nghĩ hình ảnh cô dâu chú rể xuất hiện, theo sau là đàn con 5 bé đi theo cũng khá thú vị (cười)", giọng ca Tôi là tôinói thêm.
Tổ ấm hạnh phúc của Quách Thành Danh (Ảnh: Facebook nhân vật).
Quách Thành Danh và vợ kết hôn năm 2011. Cuộc hôn nhân của nam ca sĩ từng được anh giấu kín vì không muốn đời tư bị bàn tán. Đến nay, ở tuổi 46, anh có cuộc sống viên mãn bên vợ và 5 người con. Nam ca sĩ được biết đến là một trong những nghệ sĩ có đông con nhất showbiz Việt.
Đầu năm 2023, Quách Thành Danh gây chú ý khi đưa vợ con về Việt Nam định cư, sau thời gian sống tại Mỹ. Biệt thự của nam ca sĩ tọa lạc ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, cách trung tâm thành phố khoảng 27km.
Quách Thành Danh (SN 1977) tên thật là Văn Thanh Tùng, nổi tiếng vào thập niên 2000 với bản hit Tôi là tôi. Về sau, sự nghiệp của anh có phần êm ắng, song nam ca sĩ vẫn chạy show thường xuyên.
(Theo Dân Trí)
">Quách Thành Danh và vợ kém 8 tuổi làm đám cưới tại biệt thự 35 tỷ đồng
Chia sẻ tại cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chiều 16/4, ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, điểm mới công tác tuyển sinh đầu cấp năm nay là Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và các trường THCS công lập chất lượng cao tuyển sinh vào lớp 6 không theo tuyến. Các trường này cũng có số học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp kiểm tra, đánh giá năng lực.
Các đại biểu tại Hội nghị
Đặc biệt, điều kiện tuyển sinh lớp 6 của Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam là trong 5 năm tiểu học, học sinh chỉ được phép có 1 điểm 9, đồng thời kết quả rèn luyện xuất sắc mới được dự tuyển khiến phụ huynh xôn xao.
Trao đổi về việc tuyển sinh nghiêm ngặt ở các trường này liệu có gây áp lực cho học sinh, ông Phạm Quốc Toản - Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT Hà Nội) nhận định: "Phương án tuyển sinh vào lớp 6 trường Amsterdam không tạo áp lực gì cho học sinh cấp tiểu học. Bởi chỉ tiêu lớp 6 của trường này chỉ có 200 học sinh, so với toàn thành phố là 132.500 học sinh lớp 5 dự tuyển vào lớp 6, chỉ chiếm khoảng 0.15%".
Năm học 2019-2020, Sở GD-ĐT Hà Nội tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, giảm số học sinh trái tuyến, giảm số học sinh/lớp; tăng số học sinh được học 2 buổi/ ngày.
Các giải pháp được thực hiện đảm bảo "5 rõ": Tuyến tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian tuyển sinh, phương thức tuyển sinh và trách nhiệm trong công tác tuyển sinh.
Khoảng 11.000 học sinh không vào trường công lập
Đối với tuyển sinh vào lớp 10 THPT, năm nay, số lượng học sinh dự xét tốt nghiệp là 101.453, và dự kiến số đăng ký dự thi khoảng 90.000 em (ít hơn năm học trước gần 5.000 em).
Ông Phạm Quốc Toản cũng cho biết, số học sinh dôi dư khoảng 11.000 giữa xét tốt nghiệp THCS và số học sinh đăng ký dự thi lớp 10 THPT là do chính sách phân luồng, học sinh không cần dự thi mà có thể tuyển vào trung tâm giáo dục thường xuyên và phổ thông ngoài công lập.
Năm vừa rồi đã có gần 4.000 học sinh đăng ký tuyển vào trường nghề, hơn 3.000 học sinh vào trung tâm giáo dục thường xuyên.
Thời gian dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên vào ngày 2/6 - buổi sáng thi Ngữ văn, buổi chiều thi Toán, ngày 3/6 - buổi sáng thi Ngoại ngữ và Lịch sử.
Về tuyển sinh vào lớp 10 THPT tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập, có hai phương án được áp dụng: hoặc xét tuyển căn cứ vào điểm xét tuyển của thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2019-2020, hoặc dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của học sinh ở cấp THCS.
Đại diện Sở GD-ĐT nhấn mạnh, ngoài hai phương thức nói trên, các trường tuyệt đối không được tổ chức thi tuyển hay sử dụng một phương án khác để tuyển sinh.
Có còn hiện tượng 60 học sinh/ lớp?
Vấn đề quá tải trường lớp cũng là một “điểm nóng” về tuyển sinh đầu cấp ở một số quận huyện có tốc độ tăng dân số cơ học nhanh như Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì…
Trả lời báo chí câu hỏi “Liệu tình trạng 60 học sinh/ lớp có tiếp tục xảy ra trong năm 2019 hay không?”, ông Toản cho biết, trong năm 2019, số học sinh vào lớp 1 so với lớp 5 ra trường tăng khoảng 30.000, số học sinh vào lớp 6 tăng khoảng 2.000 so với năm trước.
Sở GD-ĐT đã làm việc với các quận huyện, yêu cầu các địa phương tùy tình hình cụ thể, tính toán để phân tuyến tuyển sinh, phân chia lại địa bàn tuyển sinh phù hợp.
Giải quyết vấn đề này, theo ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, về lâu dài cần phải quy hoạch lại mạng lưới trường lớp.
Trong năm 2019, theo chỉ đạo của thành phố, các quận huyện phải rà soát, cải tạo cơ sở vật chất hiện có. Cụ thể, năm 2019 sẽ đầu tư cải tạo 239 trường, xây mới và cải tạo hơn 100 trường tại các quận.
Còn theo ông Đại, năm nay, Hà Nội sẽ kiểm soát chặt chẽ, hạn chế ở mức cao nhất việc tuyển sinh trái tuyến của các trường trên địa bàn, đặc biệt đối với các trường đã tuyển đủ chi tiêu được giao.
“Nếu sĩ số học sinh/ lớp vượt so với quy định của Điều lệ trường học, Phòng GD-ĐT phải có văn bản báo cáo Sở, không để xảy ra hiện tượng quá tải học sinh ở các trường học”, ông Đại nói.
Thúy Nga
Nghỉ lễ, phụ huynh Hà Nội xôn xao với tiêu chuẩn sơ tuyển lớp 6 toàn điểm 10
5 năm tiểu học chỉ được phép có 1 điểm 9, đồng thời kết quả rèn luyện xuất sắc...mới đủ điều kiện dự tuyển vào lớp 6 Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam.
">Sở Giáo dục Hà Nội giải đáp thông tin “nóng” về tuyển sinh đầu cấp
Nhận định, soi kèo Sociedad vs Espanyol, 0h30 ngày 10/2: Chờ đợi bất ngờ
'Hà Nội có trường thế này, tôi cho con học ngay'
SáchVăn minh Việt Namcủa tác giả Nguyễn Văn Huyên vừa ra mắt bản tiếng Việt. Phần mở đầu Nguyễn Văn Huyên trình bày về đất nước và lịch sử Việt Nam. Chương I với những thông tin nhân trắc học. Ba chương sau tác giả nghiên cứu tổ chức xã hội của người Việt từ gia đình đến làng xã và nhà nước.
Ba chương tiếp là kiến trúc nhà ở của người Việt, các phương thức tập trung dân chúng ở nông thôn và thành thị, cũng như các hành vi ứng xử của người Việt đối với cơ thể, từ cách ăn cách mặc đến cách chăm sóc khi ốm đau hoặc làm đẹp. Ở bốn chương cuối, sách đề cập đến đời sống kinh tế, đời sống tôn giáo, cũng như đời sống tư tưởng, văn học và nghệ thuật.
Nhân dịp ra mắt ấn bản mới của Văn minh Việt Nam, một buổi tọa đàm được Nhã Nam phối hợp tổ chức tối 13/12 tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội. Trong tọa đàm, Giáo sư Nguyễn Văn Huy, con trai tác giả Nguyễn Văn Huyên cho biết, cuốn sách được đặt viết theo nghị định (năm 1938) của Toàn quyền Đông Dương ký dùng làm sách giáo khoa cho bộ môn văn hóa Việt Nam trong các trường trung học mới lập hồi đó.
Diễn giả tại tọa đàm về cuốn sách. Trong vòng một năm, tác giả Nguyễn Văn Huyên khi ấy 34 tuổi, viết bản thảo cuốn sách vào năm 1939 với tựa đề La civilisation annamite. Tới năm năm sau, năm 1944, sách mới được xuất bản tại Hà Nội, qua kiểm duyệt gắt gao của chính quyền thuộc địa, và cũng là 5 năm kháng cự bền bỉ của tác giả để bảo vệ cho quan điểm của mình.
Sau khi in bản tiếng Pháp, 50 năm sau, sách được dịch sang tiếng Việt lần đầu vào năm 1995 – 1996, in trong cuốn Góp phần nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, sau đó tái bản trong Nguyễn Văn Huyên toàn tập, rồi xuất bản trong bộ sách Giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Văn học in. Ấn bản lần này tuy là lần tái bản thứ năm, song gần như là bản độc lập ra thị trường đầu tiên của cuốn sách.
Tác giả Nguyễn Văn Huyên thời trẻ. Tiến sĩ Olivier Tessier thuộc Viện Viễn đông Bác cổ cho biết Viện muốn dịch tất cả công trình Nguyên Văn Huyên trong thời gian ông làm việc tại đó. Ông đánh giá: “Trong làn gió nghiên cứu dân tộc học, vai trò của Nguyễn Văn Huyên chưa bao giờ mờ nhạt”. Chỉ riêng Văn minh Việt Nam, lâu nay vẫn được coi là cuốn sách hàng đầu để hiểu về văn hóa, con người Việt Nam.
Không chỉ nói về tác phẩm này, tại tọa đàm, sự nghiệp, đóng góp của Nguyễn Văn Huyên cũng được nhắc tới. Nhà báo Kiều Mai Sơn phân tích, Nguyễn Văn Huyên làm Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Việt Nam chưa được bao lâu thì kháng chiến toàn quốc nổ ra. Trong khó khăn, ông đã tập trung được tầng lớp tinh hoa tri thức đi theo kháng chiến.
Trong suốt 28 năm làm Bộ trưởng, Nguyễn Văn Huyên gây dựng nên nền giáo dục nhân cách con người. Dù trong chiến tranh, nền giáo dục ấy vẫn tạo nên nhiều gương mặt gây bất ngờ cho thế giới.